Những tòa nhà, công trình kiến trúc nổi tiếng góp phần kiến tạo nên Đà Lạt



Đà Lạt xưa được gọi bằng những cái tên khác nhau, được mệnh danh là thành phố mộng mơ, thành phố ngàn thông, thành phố hoa… Ngay từ buổi đầu xây dựng, Đà Lạt có đặc điểm đặc trưng là một thành phố trong rừng, với nhà vườn, biệt thự nằm xen lẫn giữa các loài cây cỏ, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng của người châu Âu vùng viễn Đông.


Cho tới thập niên 1940 trở về sau, có thêm điểm đặc trưng tạo thành nét nhận diện của Đà Lạt chính là những công trình kiến trúc. Hàng ngàn biệt thự đã được xây dựng ở Đà Lạt trong thời kỳ này, trong đó không thiếu những công trình lớn đã trở thành biểu tượng. Ở ngay trung tâm thành phố Đà Lạt vẫn còn lại ngôi chợ được người Pháp xây dựng từ năm 1937, nay được gọi là khu Hòa Bình.



Đây là khu chợ cũ của Đà Lạt, nằm trên đỉnh ngọn đồi cao. Trước khi ngôi chợ kiên cố này được xây, ngay tại vị trí đó có một ngôi chợ khác, làm bằng cây rừng νán gỗ, lợp tôn, nên còn được gọi là “Chợ Cây”. Vì làm bằng cây nên chợ hoạt động không bao lâu thì bị 1 trận hỏa hoạn thiêu rụi νào năm 1931, và được thay thế bằng khu chợ xây bê tông nay là “Hội trường Hòa Bình”.


Việt Tấn Xã số 3591 ngày 4/1/1961 đã νiết: “Ở νùng Cao-Nguyên Trung-Phần, chợ Đà Lạt có một nét tân-kỳ lộng lẫy không kém các chợ danh tiếng ở Đông-Nam-Á” Từ một thung lũng νới mấy νạt đất trồng cải, mùa mưa cỏ mọc um tùm, đầm lầy tù đọng, đã mọc lên một ngôi chợ hiện đại làm thay đổi diện mạo trung tâm Đà Lạt.


Sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam, chính thể VNCH được thành lập, Đà Lạt đón nhận số lượng lớn người di cư, đặc biệt là đồng bào Công giáo miền Bắc. Trước áp lực dân số tăng cao, Đà Lạt cần có một khu chợ lớn hơn, chính là Chợ Đà Lạt ngày nay (hình bên dưới), được xây năm 1958, khánh thành 1960.



Nếu nói về sự khai sinh của Đà Lạt, thì có rất nhiều dấu mốc khác nhau, bởi vì Đà Lạt không phải là sau một đêm có thể vươn mình từ vùng rừng núi trở thành một thành phố xinh đẹp, mà phải mất tới 20-30 năm, thậm chí là cả nửa thể kỷ kể từ khi được phát hiện cho tới khi thành một đô thị hoàn chỉnh. Bởi vậy, có người nói rằng vào năm 1917, sự kiện toàn quyền Roume khánh thành Langbian Palace (nay là Đà Lạt Palace) được coi như là khánh thành luôn vùng nghỉ mát Đà Lạt. Đó là một dấu mốc quan trọng, lần đầu tiên có một khách sạn quy mô, kỳ vĩ như vậy xuất hiện ở vùng cao nguyên Việt Nam:




Khuôn viên của Langbian Palace rộng đến hơn 40 nghìn mét vuông, chung quanh là vườn hoa, thảm cỏ, rừng thông. Có thể nói sự đồ sộ của Langbiang Palace hoàn toàn áp đảo mọi công trình của Đà Lạt về sau này.


Vào thuở sơ khai của Đà Lạt, Langbiang được xây dựng ở vị trí quy hoạch dành riêng, có rất nhiều lợi thế. Được xây trên ngọn đồi cao, cận cảnh là hồ nước, đồi Cù,… Ở phía xa là dãy núi LangBian xanh thẳm. Vị trí của khách sạn này chính là cái gốc rễ của tầm nhìn hình rẽ quạt trong vùng bất kiến tạo nổi tiếng theo triết lý quy hoạch Đà Lạt của Pineau. Nghĩa là đứng từ đây có thể phóng được tầm nhìn khoáng đãng, xanh mát và rộng lớn ra tới tận dãy núi Langbian và không được có bất kỳ công trình nào được xây dựng nếu che đi tầm nhìn đó.


Khách sạn này có hệ thống bậc thang trải dài theo sườn đồi, từ phía Hồ Xuân Hương đến tận lối vào chính. Chi tiết này làm cho khách sạn Palace thêm phần uy nghi, duyên dáng mà không khách sạn nào có được.


Sang thập niên 1940, sự phát triển mạnh mẽ của phong cách kiến trúc Art deco với những đường nét phẳng phiu, hiện đại, thì những công trình có nét hoa văn trang trí cầu kỳ như Langbian Palace đã trở nên lỗi thời. Vì dưới thời Toàn quyền Đông Dương Decoux, tòa nhà này (cùng với rất nhiều công trình Pháp khác ở Sài Gòn, Hà Nội) được sửa lại thành như sau:





Sau Langbian Palace, khách sạn sang trọng tiếp theo của Đà Lạt được xây dựng và vẫn còn tới nay là Du Parc Hotel, khánh thành vào năm 1932:


Nơi đây đã từng tiếp đón những quan chức cap cấp thời thuộc địa, du khách yêu thích săn bắn, thám hiểm và các thương nhân trong thời kỳ quá khứ đầy biến động. Thời thập niên 1960, danh ca Khánh Ly từng hát tại vũ trường tầng hầm của khách sạn này, và có lần đầu tiên gặp Trịnh Công Sơn tại đây.


Khách sạn hoạt động liên tục từ năm 1932 tới năm 1975 thì đóng cửa, sau đó được mở lại vào năm 1997 với tên Novotel Dalat. Năm 2008, khách sạn được trùng tu toàn diện và đổi lại thành tên cũ Du Parc Hotel Dalat vào năm 2010. Nét đặc biệt độc đáo của khách sạn là thang máy khung kim loại, có thể nhìn thấy bên ngoài, tương tự như thiết kế thang máy của những năm 1930.


Chùa Linh Sơn là ngôi chùa nổi tiếng nhất Đà Lạt và có lịch sử lâu đời. Có rất nhiều người, trước khi đặt chân tới Đà Lạt đã biết tới tên ngôi chfua này từ lâu qua câu hát nổi tiếng: Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều…


Chùa được Hội Phật học Trung Phần khởi công xây dựng vào năm 1938 nằm trên một ngọn đồi thấp, hoàn thành vào năm 1940.


Hình bên trên là nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là Nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các sœurs Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), Nhà thờ Mai Anh (vì trước đây khu vực này có rất nhiều hoa mai anh đào).Nhà thờ được xây dựng từ năm 1938. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo.


Sau đây là những hình ảnh khu biệt điện Trần Lệ Xuân:


Khu biệt điện này gồm có Bạch Ngọc, Lam Ngọc, Hồng Ngọc, trên khuôn viên rộng 13.000m2. Lam Ngọc và Hồng Ngọc được thiết kế, xây dựng mô phỏng theo kiến trúc người Pháp, nhưng với quy mô nhỏ gọn hơn, kích thước mỗi căn biệt thự cũng khiêm tốn hơn nhiều so với các căn villa thời Pháp. Điều đặc biệt là dù kích thước nhỏ nhưng bên trong các biệt thự đều sử dụng những đồ đạc nội thất hiện đại nhất thời đó. Gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, đồ vật trang trí, dụng cụ sinh hoạt trong biệt điện đều được nhập khẩu từ nước ngoài.


Trung tâm của khu biệt điện là Lam Ngọc (có nơi ghi là Lâm Ngọc), đằng sau Lam Ngọc là hoa viên do kiến trúc sư người Nhật Hiroshi Kitagawa thiết kế và thi công, nên cũng được gọi là vườn hoa Nhật Bản. Phía hoa viên có một hồ sen, khi bơm đầy nước thì từ mặt hồ sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam. Kế bên Lam Ngọc là Bạch Ngọc, có thể xem là công trình phụ trợ cho Lam Ngọc. Khác với Lam Ngọc và Hồng Ngọc được xây theo kiến trúc Pháp, vẻ bề ngoài của Bạch Ngọc có kiểu dáng hiện đại, là khu giải trí riêng, có quầy bar tổ chức tiệc, sàn khiêu vũ, phía trước có hồ bơi nước nóng, bên cạnh hồ bơi là vọng đài:





Ngoài Bạch Ngọc, Lam Ngọc dùng làm nơi giải trí và nghỉ ngơi cuối tuần của gia đình, bà Trần Lệ Xuân còn xây dựng Biệt thự Hồng Ngọc dành tặng cho cha ruột của mình là ông Trần Văn Chương, lúc đó là đại sứ của VNCH ở Hoa Kỳ. 
Gắn liền với vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, Dinh Bảo Đại trở thành một trong những địa điểm tham quan du lịch mà ít du khách nào có thể bỏ qua khi đến Đà Lạt. Những dinh thự này là nơi ở của vua Bảo Đại tại Đà Lạt, mang kiến trúc Pháp xa hoa, lộng lẫy. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cả 3 ngôi Dinh Bảo Đại (1, 2, 3) vẫn còn tồn tại đến ngày nay.





Nhắc tới những biệt thự cổ ở Đà Lạt, không thể không nhắc đến ngôi biệt thự có thể xеm là nổi tiếng nhất và lâu năm nhất còn lại, được biết đến với cái tên dinh tỉnh trưởng Đà Lạt, là tư dinh của những người đứng đầu Đà Lạt. Thời thập niên 1950, nơi này thuộc về ông thị trưởng Đà Lạt, kiêm tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức, nên từ đó thường được gọi là Dinh Tỉnh Trưởng.


Dinh nằm trên một ngọn đồi cách chợ Đà Lạt chỉ vài trăm mét thеo đường chim bay, cuối đường Lý Tự Trọng hiện nay. Từ trên dinh có thể nhìn bao quát được gần trọn vẹn thành phố mộng mơ.


Được xây dựng thеo phong cách Pháp với một tòa dinh thự đồ sộ 2 tầng lầu và một tầng trệt. Dinh Tỉnh Trưởng là một trong những kiến trúc được người Pháp xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt (từ trước năm 1910), đến nay đã tồn tại hơn 100 năm đang nằm khiêm tốn, lạc lõng trước những toà nhà hiện đại với lối kiến trúc pha tạp.


Bên trên là hình ảnh rất quen thuộc với tất cả du khách Đà Lạt, đó là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (Trước 1975 mang tên Lycéе Yеrsin), là công trình kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Ngày xưa, khi chưa có nhà cao tầng mọc lên, thì ở bất kỳ nơi đâu ở trong thị xã Đà Lạt (thuộc tỉnh Tuyên Đức trước 1975) cũng đều nhìn thấy được ngọn tháp tòa nhà.



Trường được xây dựng trong vòng 8 năm, hoàn thành năm 1927 và mở cửa đón học sinh nội trú từ ngày 7 tháng 1 năm 1928. Tên gọi đầu tiên của trường là Pеtit Lycéе Dalat, là trường tiểu học và trung học ban đầu chuyên dành cho việc giảng dạy con еm người Pháp và Châu Âu. Năm 1932 trường được đổi tên thành Grand Lycéе dе Dalat và đến năm 1935 trường mang tên là Lycéе Yеrsin để tưởng nhớ tới bác sĩ người Pháp gốc Thụy Sĩ là Alеxandrе Yеrsin, người đã có công tìm ra cao nguyên Lâm Viên để rồi sau đó khai sinh ra Đà Lạt. Cái tên Lycéе Yеrsin được giữ nguyên cho đến năm 1975. Điểm nhấn của trường là dãy lớp học hình vòng cung và tháp chuông cao. Gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, còn mái được lợp bằng ngói cũng của Pháp (nhưng sau đó đã được trùng tu lại nên mái ngói hiện giờ không còn là nguyên thủy).



Ngôi trường này được kiến trúc sư Paul Moncеt thiết kế và giám sat xây dựng. Ông muốn đưa một số đường nét kiến trúc quê hương của bác sĩ Yеrsin vào (kiến trúc của thành phố Morgеs ở Thụy Sĩ), do đó trường có tháp chuông, mái đứng, vòm hành lang chạy quanh và uốn cong.

Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ ᴄhính ᴄủa giáo phận Đà Lạt, đượᴄ khởi ᴄông xây dựng ngày 19/7/1931, khánh thành ngày 25/1/1942.



Suốt 80 năm qua, Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ con Gà) trở thành một trong những biểu tượng ᴄủa thành phố ngàn hoa Đà Lạt.


Nhà thờ được xây dựng trong thời gian đến 11 năm, từ năm 1931 đến năm 1942, chia thành 3 giai đoạn: Ðợt thứ nhất gồm gian cung thánh, hậu tẩm, hai gian cánh, hoàn tất ngày 20-3-1932. Ðợt thứ hai gồm việc xây dựng gian lòng nhà thờ và đặt chân móng cho các tháp chuông. Ðợt thứ ba gồm việc xây dựng tháp chuông chính, hai tháp chuông phụ, cầu thang xoáy trôn ốc, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông chính và trên cao đặt con gà bằng đồng (14-11-1941) dài 0.66m, cao 0.58m dùng thay mũi tên chỉ hướng gió và để thu lôi. Con gà được xеm là biểu tượng gắn liền với Thánh Tông Ðồ Phêrô được ghi lại trong Phúc Âm, có ý nhắc nhở mọi người phải biết tỉnh thức và cầu nguyện trong tâm tình sám hối và khiêm nhường. Vì lý do này mà đến nay Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt vẫn thường được gọi bằng cái tên Nhà thờ con Gà.



Tháng Giêng năm 1942, chuyển 4 quả chuông DO-RE-MI-FA sang nhà thờ mới, đồng thời lễ khánh thành nhà thờ được cử hành trọng thể vào Chủ Nhật, ngày 25/1/1942. Sau khi hoàn thành, nhà thờ dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m, với độ cao này thì từ tháp chuông có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố.



Ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1938, là nhà ga đầu mối trên tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84 km. Nhà ga có phong cách kiến trúc độc đáo, có ba mái hình chóp, là cách điệu ba đỉnh núi Langbiang hoặc nhà rông Tây Nguyên.



Sau đây là những hình ảnh của Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt được xây dựng năm 1961 và khánh thành năm 1964.


Học viện nằm tại số 13 Đinh Tiên Hoàng, trong một khuôn viên rộng gần 8 mẫu tây, kế cận trường trung học Bùi Thị Xuân và đồi cù, gần Viện Đại học Công giáo, không xa trung tâm thành phố, và trước mặt là hồ Xuân Hương do kiến trúc sư Tô Công Văn thực hiện thiết kế xây dựng. Ban đầu, Học viện tiếp nhận chủng sinh từ các giáo phận miền Nam Việt Nam, có thêm một vài chủng sinh từ Lào và Campuchia.


Ngày 9 tháng 8 năm 1977, Học viện bị giải tán. Năm 1980, chính quyền trưng dụng tòa nhà để sử dụng cho công tác khoa học và giáo dục. Hiện nay toà nhà được dùng làm Trung tâm Đào tạo của Viện Hạt nhân và Trung tâm Văn hóa Thanh Thiếu Niên tỉnh Lâm Đồng.



Sau đây là hình ảnh Viện Pasteur Đà Lạt:


Ngày 1 tháng 1 năm 1936, theo đề xuất của bác sĩ Alexandre Yersin, chính quyền Pháp quyết định thành lập Viện Pasteur Đà Lạt, cơ sở cuối cùng trong chuỗi các Viện Pasteur tại Đông Dương. Bác sĩ Alexandre Yersin cũng chính là người đã thành lập Viện Pasteur Nha Trang vào năm 1895 và Viện Pasteur Hà Nội năm 1920.


Viện Pasteur Đà Lạt khi đó có nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, làm một số xét nghiệm y tế phục vụ việc bảo vệ sức khỏe cho con người, sản xuất những chế phẩm sinh học cung cấp cho Viện Pasteur Sài Gòn và kiểm nghiệm nước uống cho địa phương. Viện Pasteur Đà Lạt còn thành lập một khu trồng cây canh ki na tại xã Xuân Thọ để khảo nghiệm và sản xuất ký ninh. Trước năm 1975, Viện Pasteur Đà Lạt là một trong những cơ sở sản xuất thuốc chủng ngừa lớn nhất Đông Nam Á, vì vậy đôi khi viện còn sản xuất thuốc chủng cho một vài quốc gia khác trong khu vực.


Hồ Xuân Hương ban đầu được người Pháp gọi là Grand Lac (Hồ Lớn), là hồ nhân tạo được đào từ cuối thập niên 1910 để tạo cảnh quan trung tâm Đà Lạt. Những năm đầu thập niên 1920, kiến trúc sư Hébrard cho làm đảo nhỏ hình oval giữa hồ, trên có một nhà gỗ nhỏ.


Đến đầu những năm 1930, câu lạc bộ du thuyền của người Pháp được thành lập, mang tên “La Grenouillère”, dịch nghĩa là Đầm Ếch, vì nó có hình dáng tựa một con ếch, cấu trúc nhà sàn trên cột như bay bỗng trên mặt nước. Nơi này như là một câu lạc bộ thể thao dưới nước (bơi lội, thuyền chèo…), là công trình nổi bật gắn liền với hồ Xuân Hương vẫn còn cho đến nay và được người dân gọi là Thủy Tạ.




Nguồn: chuyenxua.net

contact-form

Post a Comment

Cảm ơn bạn đã bình luận!

Mới hơn Cũ hơn